MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ BẢO TỒN



           
         
    Một cách hữu hiệu để bảo vệ đời sống hoang dã là bảo tồn toàn bộ một môi trường sống trong một vườn quốc gia. Muốn thành công, nó phải được thực hiện với sự ủng hộ của người dân địa phương. Nếu họ thấy có lợi từ vườn quốc gia và du khách tới viếng nó, thì rất có thể họ sẽ giữ một phần đóng góp tích cực. 

Tác giả: Nguyễn Tứ
Dịch giả: Nguyễn Tứ
Người đọc: Ngọc Hân

0 nhận xét:

LƯỠNG TẤN NAM BẮC TRIỀU



           
         
    Quyển "Kể chuyện Lưỡng Tấn Nam Bắc Triều" này đề cập tới lịch sử Trung Quốc thừ thời Lưỡng Tấn đến thời Nam Bắc triều, trong đó có nhiều chi tiết mà người Việt Nam đã biết qua các tác phẩm văn học như Tam Quốc diễn nghĩa, Hậu Tam quốc. Cho nên nhiều người đọc hoặc sẽ thấy hứng thú được đọc lại những điều mình đã biết qua một tác phẩm sử học, hoặc sẽ thấy nhàm chán phải đọc lại nhiều điều mình đã biết trong một hình thức phổ thông. Mặt khác quyển kể chuyện Lưỡng Tấn Nam Bắc triều này đề cập tới một giai đoạn rất tản mạn, vả lại việc dồn cả hơn ba trăm năm thời Lưỡng Tấn Nam Bắc triều vào chỉ một quyển sách vài trăm trang như vậy cũng khiến tác giả gặp nhiều khó khăn trong việc tổng hợp, những khó khăn mà học giới Trung Quốc vẫn còn phải tiếp tục khắc phục trong tương lai.

Tác giả: Thẩm Khởi Vĩ
Dịch giả: Cao Tự Thanh
Người đọc: Trương Thị Đệ


0 nhận xét:

ĐIỀU VĨ ĐẠI ĐỜI THƯỜNG



           
         
     Hành trình trở nên vĩ đại khởi đầu từ những điều thật giản dị và gần gũi, cũng giống như hành trình vạn dặm khởi đầu từ một bước chân giản đơn. 101 câu chuyện và ý tưởng của tác giả trong quyển sách này chính là 101 bài học minh chứng cho triết lý đơn sơ ấy.

Không có cuộc sống nào là hoàn hảo, tất cả chúng ta phải đối mặt với nhiều thử thách, từ đơn giản đến nghiêm trọng... Nhưng chúng ta đều có quyền lựa chọn vượt lên mọi nghịch cảnh để vươn tới vị trí cao nhất và tốt nhất của cuộc sống.

Tác giả: Robin Sharma
Dịch giả: Phạm Anh Tuấn
Người đọc: Trần Huỳnh Phương Trang 


0 nhận xét:

ĐẠI ĐƯỜNG TÂY VỰC KÝ



           
         
     Có lẽ hình ảnh Tam Tạng pháp sư Huyền Trang (600-664) đi thỉnh kinh là một trong những hình ảnh gây nhiều ấn tượng sâu sắc và in sâu vào tâm thức của đa số người Việt Nam chúng ta nhất. Con người ấy đã vì pháp quên mình, cô thân chích ảnh, trải bao hiểm nguy, băng ngàn vượt suối, đến tận đất Phật, trong thời buổi đường đi chỉ là những lối mòn hoang sơ đầy bấc trắc, để tìm thầy học đạo suốt 17 năm trời, rồi thỉnh về nước 657 bộ kinh Phật bằng tiếng Ấn Độ.

Thế nhưng, ngoài công trình Tây hành cầu pháp, phiên dịch Kinh điển, Pháp sư còn để lại tập sử liệu rất đặc sắc, " Đại Đường Tây Vực Ký ". Trong tập bút ký này, Huyền Trang đã ghi chép về 138 nước, mà phần lớn Pháp sư đã từng đặt chân đến, rồi dùng ngòi bút của một sử gia chuyên nghiệp, ghi chép rất cẩn thận. Nội dung tổng hợp cả tính Lịch sử, Địa lý và đầy đủ các giá trị văn hoá của từng nước. Có thể nói đây là một tư liệu văn hiến rất trọng yếu dùng để nghiên cứu lịch sự Phật giáo, lịch sử giao lưu giữa các nước vùng Trung Á, Nam Á. ( Hoà thượng Thích Phước Sơn Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam )

Tác giả: Tam Tạng Trần Huyền Trang
Dịch giả: Thích Như Điển
Người đọc: Đang cập nhật 


0 nhận xét:

DÀNH CHO MẸ - MÓN QUÀ CỦA TÌNH YÊU



           
         
     "Có một tình yêu thương cao cả và vĩ đại nhất trên đời - không phai nhạt theo tháng năm - đó là tình yêu của người mẹ dành cho con." (- Khuyết danh)

Tình cảm thiêng liêng nhất và sâu sắc nhất trên đời là tình thương yêu của người mẹ. Khi chúng ta còn nhỏ, mẹ luôn là người gần gũi, thân thiết nhất với chúng ta, chăm lo cho chúng ta khôn lớn từng ngày. Thế rồi, năm tháng trôi đi, chúng ta dần trưởng thành, bước vào cuộc sống với những ước mơ, bộn bề lo toan. Có những lúc dường như chúng ta đã quên đi mẹ, để rồi đến một lúc nào đó, chúng ta chợt giật mình nhận ra, mình đã có lỗi với mẹ...

Tác giả: Nhiều tác giả
Dịch giả: Đang cập nhật
Người đọc: Đang cập nhật 


0 nhận xét: